Lịch sử họ Lê ở Việt Nam

Nguồn: wikipedia.org

Lê (chữ Hán: 黎) là một trong các họ phổ biến nhất ở Việt Nam. Lê (phiên âm Hán Việt của 黎) cũng là một trong các họ của Trung Quốc, họ này thường xuất hiện ở miền Nam Trung Quốc (Quảng Đông – Hồng Kông). Tuy nhiên, theo gia phả của họ Lê, dòng họ này được coi là thủy tổ của người Việt từ thời khai thiên lập địa bắt đầu với dân tộc Lạc Việt đến Đại Việt. Đặc biệt, họ cho rằng dòng họ này chỉ tồn tại ở nước Việt.

Ký tự Latinh của họ này thường được biết là: Lai hoặc Le, có thể gây nhầm lẫn với họ Lý là Lee. Tuy nhiên theo phát âm hán tự (chữ Hán: 黎) thì vẫn được đọc là lý.

Tại Trung Quốc, có các thuyết sau về nguồn gốc của họ Lê tại quốc gia này:

Hậu duệ của bộ tộc Cửu Lê.

Nước Lê (ngày nay là huyện Lê Thành, địa cấp thị Trường Trị, Sơn Tây, Trung Quốc) là chư hầu của nhà Thương, sau bị Tây Bá hầu Cơ Xương tiêu diệt. Đến khi Chu Vũ Vương thi hành chế độ phong kiến, phong tước cho các hậu duệ của Đế Nghiêu. Hậu duệ của những người cai trị nước Lê được phong tước hầu. Con cháu sau này lấy tên nước làm họ, do đó mà có họ Lê.

Giai đoạn Ngũ Hồ loạn Hoa thời kỳ Nam-Bắc triều, những người Tiên Ti di cư từ phương Bắc xuống Trung Nguyên, sau bị Hán hóa và cải họ thành họ Lê. Ngụy thư quan thị chí có viết: “Tố Lê thị hậu cải vi Lê thị”.

Một chi trong Thất tính công của người Đạo Tạp Tư (Taokas) ở miền tây Đài Loan sau bị Hán hóa, đã giúp đỡ nhà Thanh dẹp yên cuộc nổi dậy của Lâm Sảng Văn nên được Càn Long ban cho họ Lê.

Một số dòng họ Lê

Họ Lê Đột– Phong Mỹ-Xuân Tân-Thọ Xuân-Thanh Hóa (Tổ họ của 2 triều Tiền Lê và Hậu Lê)

Dòng tộc Lê Đột là một dòng họ lớn của nước ta. Dòng họ đã có mặt rất sớm trên đất nước Đại Việt (cách ngày nay trên ngàn năm).Dòng họ đã sinh ra nhà vua Lê Hoàn lập nên triều Tiền Lê và nhà vua Lê Lợi lập nên triều Hậu Lê. Đó là các triều đại nổi tiếng trong lịch sử nước ta.

Tổ tiên dòng họ Lê Đột có đến 3 giả thuyết:

a-Tổ tiên dòng họ từ ngoài Bắc di cư vào Thọ Xuân, Thanh Hóa. Theo tài liệu (về quan hệ phả hệ của dòng họ Lê Đột do Lê Túc (sinh sống ở Hà Nội) biếu họ Lê Đột (tài liệu viết ngày 10/2/1996)) : từ thời Hai Bà Trưng có tướng quân Lê Hiệp (Căn kỷ Công chúa-có đến thờ ở thôn Thượng Mạo –Phú Lương – Thanh Oai-Hà Đông cũ)thuộc tổ tiên dòng họ Lê Đột.

b-Tổ tiên dòng họ Lê Đột xa xưa định cư ở Đông Sơn, Thanh Hóa di cư dần về phía tây Thanh Hóa theo sông Chu, sông Cầu chày. Trước thời Ngô Quyền ở Đông Sơn đã có dòng họ Lê Sương (dân bản địa) và họ Lê Ngọc di cư từ Trung Quốc đến (đời Tùy) (Các cứ liệu lấy từ các bộ sử: Đại Việt sử ký toàn thư (của Ngô Sĩ Liên), Đại Việt sử ký –Tiền biên (của Ngô Thì Sĩ), Việt sử lược… và các tài liệu viết về lịch sủ (sau Cách mạng tháng tám)).

c-Tổ tiên dòng họ Lê Đột là dân bản địa thuộc dòng Việt cổ có quan hệ khá gần gũi với người Mường bản địa (cụ Lê Luyến có hai người con được phong tước hiệu là Đạo Lương, Đạo Lường theo tước hiệu Lang đạo thuộc xứ Mường Phúc địa cổ).

Cụ tổ Lê Đột định cư ở thôn Phong Mỹ vào khoảng thế kỷ thứ 9. Ông là người đầu tiên khai phá, lập làng, sắc phong thời Hậu Lê có câu: “…Lê Quan Sát quản cư thử ấp Thuần Mỹ thôn” (Lịch sử và truyền thống làng Phong Mỹ-Chủ biên Lê Bá Nho-UBND xã Xuân Tân in ấn và ban hành năm 2001)

Theo tài liệu của Lê Túc (hậu duệ dòng Lê Lợi) : Cụ Lê Đột sinh Lê Lộ. Lê Lộ sinh hai con trai là Lê Thái Vương (sinh Lê Hoàn phát triển thành nhà tiền Lê) và Lê Luyến ( Lê Quan Sát). Lê Luyến sinh ba con trai: Lê Đại Lương (Đạo Lương), Lê Đức (tự là Nhân Đức) phát triển thành dòng họ Lê ở Phong Mỹ và Lê Nhân Lương (Đạo Lường phát triển thành nhà Hậu Lê-Lê Lợi).

Nhánh Lê Hoàn

Nhánh này lập nên nhà Tiền Lê kéo dài 29 năm (980-1009). Nhà vua Lê Hoàn có 11 hoàng tử và một con nuôi đều được phong vương trấn trị ở Phù Đái (Hải Phòng), Phong Châu (Phú Thọ), Phù Lan – Đằng Châu – Mạc Liên (Hưng Yên), Ngũ huyện gia – Cổ Lãm (Bắc Ninh), Đỗ Động (Hà Tây cũ), Vũ Lũng (Thanh Hóa), Diễn Châu (Nghệ An). Do tranh dành quyền lực nội bộ, để tránh bị hại nhiều hoàng tử và gia đình bỏ trốn chạy không để lại dấu vết. Hiện nay chỉ mới sâu chuỗi được Lê Tần (xuất hiện đời Nhà Trần) và nhánh Lê Long Việt gồm các chi: Lê Bá Anh, Lê Danh. Lê Bá Em, Lê Đắc (và 2 chi thất truyền) cư ngụ tại thôn Phương La Đông (Xá Đông) xã Tam Giang huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.

Nhánh Lê ở Phong Mỹ

Thủa ban đầu dòng họ Lê (Lê Luyến rồi Lê Đức) có hai đến ba chi, quây quần bên nhau ở khu Ngõ Thượng, thôn Phong Mỹ (đó là gò đất cao nhất làng có độ cao so với mặt biển là 10m, không bị ngập lụt do sông Cầu Chày gây ra hằng năm). Sau này dòng họ phát triển thành năm chi ở thôn Phong Mỹ, gồm các chi: Lê Hữu, Lê Bá, Lê Đình, Lê Văn, Lê Viết và một chi “họ Đồng chiêm” ở Đồng Văn (Đông Sơn Thanh Hóa). Con cháu dòng họ Lê Luyến-Lê Đức ở cố định làm ruộng tại thôn Phong Mỹ. Chỉ có một số ít rời khỏi làng đi nơi khác (như chi Lê Viết có người lập nghiệp ở Đông Sơn, Thanh Hóa, chi Lê Đình có người đi lập nghiệp ở Hà Nội).Chi Lê Đình, Lê Bá thường có nhiều con cháu học hành đỗ đạt cao, một số người làm quan thời Trần, thời hậu Lê. Chi Lê Hữu, Lê Văn, Lê Viết thường có con cháu tham gia các chức sắc địa phương.

Nhánh Lê Lợi

Nhánh này lập nên nhà Hậu Lê kéo dài 356 năm (từ 1428 đến 1788). Từ 3 chi ở Lam Sơn (Thọ Xuân Thanh Hóa). Cuối thời Hậu Lê phát triển liên tiếp 30 đời (143 gia đình) phân bổ từ ngoài Bắc vào đến miền Trung (Quảng Nam).

Qua các thời kỳ phong kiến, Pháp thuộc và sau cách mạng tháng 8, con cháu dòng họ Lê Đột đã không ngừng đóng góp vào việc giữ nước, xây dựng và phát triển đất nước, xứng đáng với truyền thống vinh quang của dòng tộc. Ngày nay (thế kỷ 20 và 21) con cháu hậu duệ nhà Lê Đột định cư trên nhiều tỉnh kéo dài từ ngoài Bắc đến trong Nam. Nhiều con cháu họ Lê Đột đã trở thành các chiến sỹ, lãnh tụ cách mạng, các tướng lĩnh quân đội, các nhà khoa học, kỹ thuật, các nhà hoạt động chính trị – xã hội, các nhà nghiên cứu, các nhà văn, nhà thơ…có danh tiếng, các doanh nhân thành đạt.

Họ Lê thôn Phương La Đông (Xà Đông), Tam giang, Yên Phong, Bắc Ninh, hậu duệ của Hoàng Đế Lê Trung Tông

Hậu duệ của Hoàng đế Lê Trung Tông trốn chạy về Ngã Ba Xà cách đây đã hơn 1000 năm. Trong phả tộc ở thôn Phương La Đông ( Xà Đông), xã Tam giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh có ghi như sau: vợ vua Lê Trung Tông “đã cùng một số thân thuộc trốn chạy về Vũ Bình Khẩu lánh nạn, rồi sinh con và định cư ở đây, dần dần phát triển thành một dòng họ lớn”. Tại thôn Phương La Đông (Xà Đông) hiện còn lưu giữ tộc phả của 6 chi thuộc hậu duệ Hoàng Đế Trung Tông, đó là các chi Lê Bá, Lê Danh, Lê Đắc và 3 chi khác đã bị thất truyền. Ông tộc trưởng Lê Bá Duyệt cho biết đến nay đã có 38 đời của dòng họ ông sinh sống trên dải đất dọc sông Cầu này.

Như vậy con cháu Lê Hoàn đã có mặt ở khu vực Ngã Ba Xà hơn 1000 năm. Việc hậu duệ vua Trung Tông cùng các trung thần nhà Tiền Lê về Vũ Bình Khẩu, nơi rất gần thành Đại La cho thấy họ vẫn nuôi hy vọng thực hiện điều mong ước của Lê Hoàn là dời đô về Thăng Long để xây dựng một nước Đại Cồ Việt hùng mạnh.

Chính các đại sư cùng về Ngã Ba Xà, những người đã từng đi chiến trận với Lê Hoàn và cùng chịu đựng gian khổ với hậu duệ của đức vua, họ là những trí thức thời bấy giờ chứ không phải ai khác đã viết và ngâm lên bài thơ “Nam quốc sơn hà” và tham gia đánh tan quân Tống trên bờ sông Như Nguyệt.

Những người Việt Nam họ Lê nổi tiếng

Lê Hồng Phong (1902 – 6 tháng 9 năm 1942) là Tổng bí thư thứ 2 của Đảng Cộng sản Đông Dương từ 1935 đến 1936.
Lê Đức Anh: Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 đến tháng 12 năm 1997.
Lê Hồng Anh: Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam.
Lê Công Tuấn Anh, (nam) diễn viên điện ảnh Việt Nam
Lê Cung Bắc, diễn viên, đạo diễn, NSƯT
Lê Duẩn, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Lê Dung, Nghệ sĩ nhân dân
Lê Văn Dũng: Đại tướng, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Lê Quý Đôn, nhà bác học thời Lê-Trịnh
Lê Khả Kế (1918-2000), Nhà Từ điển học hàng đầu của Việt Nam.
Lê Hựu Hà, Nhạc sĩ Việt Nam
Lê Thanh Hải: Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X.
Lê Đại Hành (Lê Hoàn), vua sáng lập nhà Tiền Lê
Lê Hoàng, Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ
Lê Hoàng, đạo diễn điện ảnh của Việt Nam (phim Gái nhảy).
Lê Minh Hoàng, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam, nguyên Giám đốc Công ty Điện lực TP.HCM; Bị cáo trong Vụ điện kế điện tử năm 2009.
Lê Minh Hương: Thượng tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam
Lê Văn Hưu, nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ Đại Việt sử ký nay không còn nhưng được sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa vào để soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư
Lê Văn Khôi, thủ lĩnh cuộc nổi dậy chống lại nhà Nguyễn ở thành Phiên An
Lê Văn Lan, Giáo sư sử học.
Lê Quang Linh, ca sĩ dòng dân ca Việt Nam.
Lê Mã Lương, Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Anh hùng Lực lượng Vũ trang; Giám đốc Bảo tàng Quân đội.
Lê Huy Ngọ, Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Việt Nam), Nguyên Trưởng Ban Phòng chống Bão lụt Trung ương.
Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam
Lê Trọng Tấn: Đại tướng, nguyên Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Lê Văn Thiêm: nhà toán học Việt Nam.
Lê Đức Thọ, Chính khách Việt Nam
Lê Đức Thúy, Tiến sĩ, cựu thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Lê Thái Tổ (Lê Lợi), vua sáng lập nhà Hậu Lê
Lê Thánh Tông, vua anh minh nhất nhà Hậu Lê
Lê Tiến Thọ, NSND Thứ trưởng bộ Văn Hóa, Thể thao & Du Lịch
Lê Hữu Trác, Danh y Việt Nam, thường được gọi là Hải Thượng Lãn Ông.
Lê Bá Khánh Trình, nhà toán học Việt Nam.
Lê Văn Trọng: danh tướng Việt Nam.
Lê Xuân Tùng: nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII.
Lê Thế Tiệm: Thượng tướng, thứ trưởng Bộ Công an
Lê Lai: Tướng của Lê Lợi đã liều mình cứu ông này
Lê Phong: Cháu 9 đời của Lê Lợi
Lê văn Đại:lĩnh vực kinh tế
Lê Công Vinh: Cầu thủ bóng đá xuất xắc, đắt giá nhất Việt Nam năm 2009
Lê Phụng Hiểu: Người có công lớn phò vua Lý Thái Tông lên ngôi hoàng đế
Lê Văn Thịnh: Thủ khoa đầu tiên trong lịch sử thi cử Việt Nam
Lê Văn Duyệt: Công thần thời nhà Nguyễn
Lê Duy Mật: Hoàng tộc nhà Lê người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại chúa Trịnh suốt 30 năm
Lê Ngọc Hân: Công chúa con vua Lê Hiển Tông, hoàng hậu của vua Quang Trung

>>NẾU BẠN CÒN ÔNG BÀ, CHA MẸ THÌ NÊN XEM HẾT VIDEO NÀY. XEM NGAY!

>>Máy làm tỏi đen LUVA A6 MỚI cao cấp, CN Nhật Bản (MUA 1 TẶNG 1) ⇒TẠI ĐÂY


AN DƯƠNG VƯƠNG THỤC PHÁN LÀ ÔNG TỔ HỌ LÊ

Theo sách Lễ hội và Danh nhân Lịch sử Việt Nam của tác giả Hà Tùng Tiến (nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội 1997)

Kể từ lúc Hồng Bàng dựng nước, truyền 108 vị vua kể cả Phù Đổng, Tản Viên và 18 vị vua Hùng, đến đời Hùng Vương thứ 18 là Hùng Duệ Vương tên húy là Duệ Lang (Huệ Lang) hạ sinh 22 Hoàng nam, 24 Hoàng nữ, thời kỳ đầu rất thông minh chính trực, nhưng từ khi lấy một người họ Lê là cô ruột của Thục Phán, Hùng Huệ Vương lại đam mê tửu sắc, bị Thục Vương và Cao Lỗ lừa phục rượu, để cô của Thục Phán sai giết hết tất cả con trai, con gái, dâu rể.

Cơ đồ nhà Hùng đang văn minh rực rỡ bỗng chốc rơi vào tay Thục Phán, năm 258 trước Công Nguyên Thục Phán lên ngôi xưng là AN DƯƠNG VƯƠNG, bỏ quốc hiệu Văn Lang đổi tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Đông Kinh, xây thành Cổ Loa. Thục Phán mất năm 179 trước Công nguyên, làm vua được 30 năm.

Thục Phán An Dương Vương là người dòng họ Lê ở Mỹ Đức, con cháu dòng Lê đại tộc bắt nguồn từ đây, trải qua 2.230 năm hình thành và phát triển đất nước, từ năm 258 BC đến nay dòng họ Lê đã cống hiến không biết bao nhiêu xương máu cho Tổ quốc, nổi bật là hai Triều đại Tiền Lê và Hậu Lê. Đó là niềm tự hào cho tất cả những ai được mang dòng máu họ Lê, Để nhớ mãi: Cội nguồn của chúng ta THỤC PHÁN AN DƯƠNG VƯƠNG là ông Tổ của dòng LÊ ĐẠI TỘC.

LÊ ĐẠI HÀNH

Lê Hoàn sinh năm Tân Sửu 941 ở Ái Châu Thanh Hoá, dưới triều Đinh Tiên Hoàng ông giữ chức Thập Đạo Tướng quân, tháng 7 năm Canh Thìn 980 được Triều thần tôn lên ngôi thay cho Đinh Tòan còn quá nhỏ tuổi, lập nên Triều đại Tiền Lê, nhà vua mất tháng 3 năm Ất Tỵ 1005, ở ngôi 25 năm, triều Tiền Lê tồn tại 29 năm truyền qua ba đời vua.

LÊ THÁI TỔ

Lê Lợi là hậu duệ của vua Lê Đại Hành, sinh vào giờ tý ngày mồng 6 thàng 8 năm Ất Sửu (10-9-1385) tại quê mẹ làng Chủ Sơn (Thủy Chú) huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa, ngài là con trai út của Hào trưởng Lê Khóan, người làng Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan, sau khi nhà Minh Trung quốc diệt nhà Hồ năm 1407. Lê Lợi nuôi chí lớn phục thù cứu nước, năm 1416 Lê Lợi cùng 18 người bạn thân tín, cắt máu ăn thề tại khu rừng Lũng Nhai, lấy vùng rừng núi Lam Sơn làm căn cứ kháng chiến, sau 10 năm xây dựng Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, tiến quân ra Bắc, với trận đánh lịch sử chém đầu tướng giặc là Liễu Thăng trên ải Chi Lăng năm 1427, quân ta toàn thắng.

Ngày 14 tháng 4 năm 1428 Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi, hiệu là Thái Tổ Cao Hoàng Đế còn gọi là Lê Thái Tổ, đặt tên nước là Đại Việt, lập ra nhà Hậu Lê, truyền nối 27 đời vua, trị vì tổng cọng 360 năm, từ 1428 đến 1788

Xem thêm:

>> Bạn sẽ hối hận hết phần đời còn lại nếu không xem hết Video này. Xem ngay!

>>> MUA 1 TẶNG 1 HOẶC 1 Máy làm tỏi đen V6 CN Nhật Bản (TĂNG THÊM 30% NĂNG SUẤT CHO MỖI LỀN LÊN MEN) tại đây

Đánh giá bài viết nếu bạn thấy có ích, xin cảm ơn!

>> CHÚ Ý <<


KHUYẾN MÃI ĐẶC BIỆT 

Duy nhất 1 hôm nay
Không thể bỏ lỡ.
Xem thêm ngay >>> Tỏi đen cô đơn xuất khẩu loại 1 Đột phá công nghệ Nhật Bản