Trên mạng internet hiện nay có rất nhiều bài viết hướng dẫn cách làm tỏi đen, từ hướng dẫn cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện, đến hướng dẫn cách làm tỏi đen bằng máy chuyên dụng. Mình đã tham khảo, tìm hiểu và thực hiện theo một số hướng dẫn, nhưng kết quả không thành công như mong muốn. Vì đa số các hướng dẫn đó chưa thực sự đầy đủ và chi tiết. Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện và bằng máy làm tỏi đen chuyên dụng, hy vọng các bạn có thể tự làm tỏi đen thành công tại nhà.
Mình là nhân viên văn phòng, mức lương cũng chỉ bình thường như các chị em dưới xưởng. Được cái mình làm giờ hành chính, nên mình cũng có nghề tay trái là bán hàng qua mạng. Mình chuyên bán về các loại sản phẩm phục vụ sức khỏe và làm đẹp cho chị em phụ nữ (bài viết này mình không quảng cáo sản phẩm nên xin phép các bạn mình không liệt kê ra).
Hai năm trước, tình cờ mình được biết tỏi đen và tác dụng của nó, mình đã có ý định thêm tỏi đen vào danh sách hàng bán của mình. Tham khảo giá trên thị trường thấy giá cao quá, mình có nhập lại rồi bán ra cũng khó có người mua. Vì vậy mình đã mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu về cách làm tỏi đen.
Mình có xem được 1 video hướng dẫn cách làm tỏi đen tại nhà bằng nồi cơm điện, mình thấy cách này khá đơn giản và dễ làm nên đã làm thử. Và kết quả tỏi làm ra rất ưng ý các bạn ạ. Mình đã làm nhiều lần theo cách này, tỏi làm ra trông rất đẹp, vỏ củ tỏi khô, nhân tỏi có màu đen, dẻo và ăn có mùi thơm, có vị ngọt, hơi đắng. Tiếc là lúc đó mình không có ý định viết bài này nên không chụp lại hình ảnh cho các bạn xem.
Nếu các bạn có ý định làm tỏi đen bằng nồi cơm điện, hãy tham khảo video này nhé, mình đảm bảo chắc chắn các bạn sẽ thành công.
Tuy nhiên, mình thấy cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện có một số nhược điểm như sau:
- Mất khá nhiều thời gian để tỏi lên men thành công (từ 15 đến 30 ngày tùy thuộc vào kích thước của củ tỏi. Và tùy thuộc vào nhiệt độ ở chế độ giữ ấm của nồi cơm vì mỗi hãng sản xuất sẽ có đặt nhiệt độ giữ ấm khác nhau).
- Phải thường xuyên kiểm tra tỏi để biết tình trạng lên men của tỏi thế nào. Nếu quên hoặc không có thời gian để kiểm tra thì có thể tỏi sẽ bị hỏng.
- Chất lượng tỏi đen cũng phụ thuộc 1 phần vào chất lượng của nồi cơm điện sử dụng để làm tỏi (hàng Trung Quốc rẻ tiền nhiệt độ giữ ấm sẽ không ổn định bằng hàng chính hãng).
- Mỗi lần làm chỉ được từ 1kg-1,3kg tỏi, nếu cho nhiều tỏi thì thời gian sẽ kéo dài thêm, và tỏi sẽ lên men không đều nhau (củ chín củ sống hoặc nửa chín nửa sống). Nếu muốn tỏi chín đều thì các bạn lại mất thêm thời gian để đảo tỏi.
Trước kia, máy làm tỏi đen chuyên dụng gần như chưa có trên thị trường Việt Nam, hoặc nếu có thì giá thành cũng khá cao, và không phải ai cũng sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để mua 1 nồi làm tỏi đen chuyên dụng. Chính vì vậy, làm tỏi đen bằng nồi cơm điện là sự lựa chọn hợp lý nhất.
Hiện nay, máy làm tỏi đen chuyên dụng đã khá phổ biến trên thị trường nước ta, giá thành cũng ngày càng rẻ hơn rất nhiều so với trước kia. Để sở hữu một nồi làm tỏi đen gia đình giờ đây đã dễ dàng hơn rất nhiều.
Làm tỏi đen bằng nồi làm tỏi đen chuyên dụng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc so với làm bằng nồi cơm điện.
Mình lấy ví dụ: có 4kg tỏi cô đơn, nếu làm bằng nồi cơm điện phải mất ít nhất 3 lần nấu. Và thời gian nhanh nhất cũng phải mất khoảng 45-50 ngày làm liên tục (1 lần nấu được 1kg đến 1,3kg tỏi nguyên liệu). Nhưng nếu làm bằng nồi chuyên dụng thì chỉ cần 2 lần nấu và thời gian chỉ khoảng 27-31 ngày (trong đó 1 ngày cho máy nghỉ, khoảng 13-15 ngày/1 mẻ tỏi tùy vào chế độ cài đặt của từng máy).
Qua ví dụ trên, chắc các bạn cũng thấy được làm tỏi đen bằng máy chuyên dụng sẽ tiết kiệm hơn so với làm tỏi đen bằng nồi cơm điện rồi phải không?
Làm tỏi đen bằng máy làm tỏi đen chuyên dụng có nhiều ưu điểm hơn so với làm bằng nồi cơm điện:
- Thời gian làm thành tỏi đen nhanh hơn (máy Luva D2 là 12 ngày, một số máy khác là 15 ngày).
- Máy được lập trình sẵn, tự động điều chỉnh nhiệt độ theo từng giai đoạn khác nhau, và có thiết kế chuyên dụng nên không cần phải kiểm tra tỏi thường xuyên như làm bằng nồi cơm điện. Chỉ cần bấm nút, chờ đồng hồ chạy hết thời gian là đã xong 1 mẻ tỏi.
- Tỏi đen làm ra chất lượng và hình thức đẹp hơn: tỏi dẻo và ngọt hơn, vỏ sáng hơn, và nhất là chất lượng đồng đều hơn.
- 1 lần làm được nhiều tỏi hơn, tiết kiệm điện và thời gian hơn.
Mình muốn tỏi làm ra được ngon và đẹp nhất nên đã làm thử bằng rất nhiều loại máy làm tỏi đen khác nhau, đủ các hãng, từ Sunca SF-G100 đến Luva D2, Tiross TS904, TS906, rồi Nikio NK-688, Magic A79… Kinh nghiệm cho mình thấy làm tỏi đen bằng máy Luva là ngon và đẹp mắt nhất, tỏi dẻo và ngọt hơn, vỏ sáng hơn, và nhất là chất lượng đồng đều hơn (các loại máy khác cho ra tỏi không đồng đều và không ổn định bằng máy Luva). Nếu các bạn có nhu cầu làm tỏi đen bằng máy chuyên dụng thì có thể tham khảo máy Luva D2 (cũ) này nhé.
Máy làm tỏi chuyên dụng Luva D2 (cũ)
Thôi không pro cho Luva nữa, nếu không mình lại bị mấy hãng kia cho ăn gạch mất thôi! :D. Đi vào vấn đề chính thôi, hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn kinh nghiệm của mình về cách làm tỏi đen bằng nồi làm tỏi đen chuyên dụng, mình dùng luôn máy Luva D2 để thực hành (hiện tại thì ở nhà mình chỉ còn mỗi loại máy Luva D2 thôi, các máy kia vừa cho vừa bán lại hết rồi smile!).
>>NẾU BẠN CÒN ÔNG BÀ, CHA MẸ THÌ NÊN XEM HẾT VIDEO NÀY. XEM NGAY!
>>Xem ngay máy làm tỏi đen A6, CN Nhật Bản (MUA 1 TẶNG 1) tại đây: ĐÂY
-
Bước đầu tiên là chuẩn bị tỏi nguyên liệu
Các bạn lưu ý khâu chọn tỏi nguyên liệu góp phần quan trọng vào chất lượng tỏi đen làm ra.
- Củ tỏi phải to đều nhau để tránh trường hợp khi củ to lên men thành công còn củ nhỏ lại bị cháy.
- Chọn củ tỏi có nhiều lớp vỏ càng tốt để tránh tình trạng vỏ bị dính vào nhân, nhìn sẽ mất mỹ quan. Vì vậy khi mua tỏi về các bạn chỉ nên bóc 1 lớp áo vỏ bên ngoài để loại bỏ đất cát bẩn dính trên củ tỏi. Mình thường mua tỏi cô đơn đã vệ sinh sẵn trên website maylamtoiden.asia. Tỏi đã được họ vệ sinh sạch sẽ và lựa chọn kỹ, loại bỏ củ hỏng, phân loại củ đều nhau, mình chỉ việc cho vào máy và bấm nút.
Tỏi cô đơn mua trên website maylamtoiden.asia đã được vệ sinh và phân loại
- Tỏi nguyên liệu phải đảm bảo khô, không được ẩm nước. Nếu tỏi bị ẩm (có thể do thời tiết ẩm ướt, hoặc các bạn ngâm bia) thì các bạn phải phơi ra nắng, hoặc dùng máy sấy, đèn sấy ở nhiệt độ 40-45 độ để sấy khô tỏi trước khi cho vào máy. Các bạn có thể cảm nhận tỏi khô hay ẩm bằng cách cảm nhận củ tỏi nắm trong lòng bàn tay (giống như mình thử xem quần áo phơi đã khô hay chưa vậy)
- Dùng tỏi cô đơn (tỏi một nhánh) sẽ cho ra tỏi đen ngon hơn so với tỏi nhiều nhánh.
-
Bước thứ 2 là xếp tỏi vào khay
Nếu các bạn không có nhu cầu làm đến 2kg tỏi 1 lần thì cách xếp tỏi rất đơn giản. Các bạn đặt khay xếp tỏi lên mặt bàn rồi cho tỏi vào đến khi nào không cho được vào nữa thì thôi. Cách này nếu khéo tay thì có thể xếp được tối đa khoảng 1,3kg-1,5kg tỏi.
Mình xin chia sẻ với các bạn cách xếp tỏi được 2kg với máy làm tỏi đen Luva D2.
- Trước tiên các bạn dùng 1 miếng nilon to (mình dùng luôn túi nilon bọc máy khi mua về) bọc lấy khay xếp tỏi như hình ảnh dưới. Phần nilon thừa ở phía trên của khay các bạn buộc thắt nút lại. (phía trên khay là mặt có quai xách, mặt trên không có lỗ, còn phía dưới là mặt có 6-7 lỗ)
Dùng miếng nilon bọc lấy khay xếp tỏi
Buộc thắt nút ở phía trên của khay (phía có quai để nhấc khay lên)
- Sau đó 1 tay các bạn nắm chặt lấy đầu dưới của tấm nilon, làm sao tạo được khe hở ở 2 tầng của khay để cho tỏi vào. Tay còn lại các bạn lấy tỏi cho vào 2 tầng của khay đến khi đầy.
Một tay túm chặt đầu nilon, tay kia cho tỏi vào khay.
- Tiếp theo các bạn đặt nằm xoong rồi từ từ đưa khay đựng tỏi vào và từ từ dựng đứng xoong lên. Sau khi khay đã vào đúng vị trí và chạm đáy xoong, các bạn nhấc miếng nilon ra. Vậy là đã xếp thành công 2kg tỏi.
Có nhiều cách để xếp được 2kg tỏi, các bạn có thể dùng tờ lịch, tờ báo, miếng bìa mềm, hoặc khăn mỏng… để quấn quanh khay tương tự như cách mình đã chia sẻ.
- Các bạn đặc biệt chú ý: tuyệt đối không được xếp tỏi lên tầng trên cùng của khay (tầng không có nhiều lỗ mà chỉ có 1 lỗ ở giữa để lưu thông hơi nước). Mặt trên cùng của khay không có lỗ là để cho hơi nước khi ngưng đọng trên nắp nồi rơi xuống sẽ không rơi trực tiếp vào củ tỏi mà sẽ chảy theo lỗ ở giữa khay xuống đáy xoong, sau đó lại bay hơi lên trên cung cấp tuần hoàn độ ẩm cho tỏi. Nếu xếp tỏi lên tầng này, củ tỏi ở tầng này sẽ ngấm nước trực tiếp khi hơi nước trên nắp ngưng đọng rơi xuống. Điều này sẽ làm cho củ tỏi có thể bị đen vỏ, dính vỏ. Và điều quan trọng nhất là có thể làm hỏng luôn cả mẻ tỏi nếu các bạn xếp củ tỏi to quá lên tầng này. Củ tỏi to quá sẽ tạo khe hở giữa vòng cao su trên nắp nồi và miệng của ruột nồi, khiến cho hơi nước thoát hết ra ngoài. Như vậy sẽ không cung cấp đủ độ ẩm cho tỏi, sẽ làm cho tỏi bị khô cứng và không lên men được. Mình đã được một bài học vì cách tiết kiệm quá này.
-
Bước cuối cùng và đơn giản nhất
- Sau khi đã cho xoong vào nồi, các bạn đậy nắp nồi lại, cắm dây nguồn vào nồi, sau đó mới cắm dây nguồn vào ổ cắm điện.
- Khi cắm dây vào ổ cắm điện, trên đồng hồ của nồi làm tỏi sẽ hiển thị 3 số 8, sau đó sẽ trở về 3 dấu gạch ngang. Các bạn bấm vào nút MODE 1 cái, đồng hồ sẽ nhảy báo số giờ và nhiệt độ. Như vậy là máy bắt đầu hoạt động.
- Sau 288 giờ (12 ngày), đồng hồ sẽ trở về 3 dấu gạch ngang. Như vậy là bạn đã làm xong 1 mẻ tỏi. Các bạn chú ý đọc mục 4 để được mẻ tỏi ngon nhất nhé.
- Chú ý: nếu sau khi cắm dây nguồn vào ổ, máy không hiển thị 3 dấu gạch mang mà hiển thị luôn số giờ và nhiệt độ thì các bạn ấn và giữ nút MODE khoảng 2 giây, khi nào máy kêu 1 tiếng bíp và trên đồng hồ hiển thị 3 dấu gạch ngang thì bạn bỏ tay ra. Sau đó ấn lại nút MODE và nhả tay ra luôn. Lúc này đồng hồ sẽ hiển thị số 288 và nhảy báo nhiệt độ.
-
Một số chú ý quan trọng để tỏi đen làm ra được ngon
Sau 288 giờ, các bạn đừng nên đổ tỏi ra vội, các bạn lấy thử 1 củ ra để kiểm tra xem chất lượng tỏi thế nào. Nếu các bạn chọn tỏi nguyên liệu là củ to hoặc các bạn làm 2kg/1 lần thì mình chắc chắn tỏi của các bạn sẽ chưa hoàn toàn chuyển sang màu đen hoặc tỏi vẫn còn nhũn, chưa được dẻo.
- Đối với trường hợp tỏi chưa được đen, các bạn đậy kín nắp lại và bật nấu thêm khoảng 1 ngày. Sau đó kiểm tra lại, nếu tỏi đã đạt yêu cầu, các bạn có thể bỏ tỏi ra sử dụng. Nếu vẫn chưa đạt thì các bạn có thể nấu thêm 1 ngày nữa (bình thường mình làm thì tối đa là 2 ngày tỏi đen ngon).
- Trong trường hợp tỏi đã đen nhưng vẫn còn nhũn, tỏi không dẻo. Nguyên nhân là do bên trong tỏi vẫn còn nhiều nước. Các bạn mở nắp nồi ra sau đó khép nhẹ vung xuống và không được đậy chặt nắp, để như vậy khoảng 10-12 giờ. Sau đó bạn lại kiểm tra xem tỏi đã đạt chưa (tùy thuộc vào độ nhũn của tỏi mà có thể để từ 10-24 giờ). Mục đích để tạo khe hở cho hơi nước thoát ra ngoài nhanh hơn, sẽ tạo độ dẻo cho tỏi.
Như vậy là đã xong 1 mẻ tỏi, các bạn có thể bỏ tỏi ra và sử dụng. Cách làm tỏi đen bằng máy chuyên dụng thật dễ phải không các bạn?
Mình cũng xin chia sẻ luôn với các bạn cách bảo quản tỏi đen và cách sử dụng tỏi đen như thế nào nhé.
-
Cách bảo quản tỏi đen:
- Khi mới lấy tỏi ra, tỏi vẫn còn nóng ấm nên hơi nước trong củ tỏi vẫn tiếp tục bay hơi, nếu cho tỏi vào túi hoặc hộp kín ngay thì hơi nước sẽ đọng lại trong túi hoặc hộp làm cho tỏi bị ngấm nước hoặc tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, có thể làm mốc tỏi. Vì vậy các bạn nên đổ tỏi ra rổ hoặc rá để khoảng vài tiếng cho tỏi nguội hẳn. Nếu muốn tỏi bay hơi nhanh hơn, các bạn có thể dùng quạt gió. Nếu môi trường không có độ ẩm cao thì mình khuyên các bạn nên để thoáng tỏi khoảng vài ngày để nước trong tỏi bay hơi thêm, sẽ tạo độ dẻo hơn cho tỏi. Riêng mình thì sau khi làm xong 1 mẻ sẽ được khoảng 1,5kg tỏi đen, mình đựng hết vào rổ để thoáng khoảng 3-5 ngày, trong thời gian đó mình kết hợp phân loại tỏi trước để chuẩn bị đóng hộp hoặc túi.
- Khi tỏi đã nguội và đảm bảo khô (bóc thử 1 củ ra không thấy nước bám vào nhân tỏi, ăn tỏi thấy có độ dẻo là tỏi đã khô), các bạn có thể bảo quản bằng nhiều cách khác nhau, đựng bằng hộp kín, túi nilon kín rồi cho vào tủ lạnh hoặc đựng vào rổ, rá để sử dụng hàng ngày…
b. Cách sử dụng tỏi đen:
- Tỏi đen có nhiều cách sử dụng tùy vào nhu cầu và sở thích, có thể bóc vỏ ăn trực tiếp, ngâm với rượu uống, hoặc chế biến vào các món ăn tùy vào khẩu vị của mỗi người.
- Hàm lượng sử dụng 3-5g/ngày – Tương đương 3-5 tép tỏi/ngày.
Lưu ý: Người già chỉ nên dùng 1-2 tép/ ngày.
Có thể có bạn sẽ thắc mắc không biết ăn tỏi đen vào lúc nào là tốt nhất? Mình đọc được 1 tài liệu trên một website của Hàn Quốc, họ nói “ăn tỏi đen vào mỗi buổi sáng trước khi ăn điểm tâm là tốt nhất, vì đây là thời điểm cơ thể hấp thu được tối đa những giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm…”
Mình hy vọng sau khi đọc xong bài viết về cách làm tỏi đen này, cho dù làm tỏi đen bằng nồi cơm điện hay làm tỏi đen bằng máy làm tỏi chuyên dụng thì các bạn đều có thể tự tin làm tỏi đen tại nhà mà không gặp phải khó khăn, trở ngại gì. Nhất là phải lãng phí tỏi nguyên liệu, thời gian, công sức và tiền của…
Chúc các bạn thành công!
>> 13 tác dụng thần kì của tỏi đen bạn không thể bỏ qua để có cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc như nào?
>> Những điều cần biết khi ăn tỏi với mật ong để tránh nguy hiểm đến sức khoẻ như nào?
>> Khám phá 7 tác dụng của tỏi cô đơn đối với sức khỏe kì diệu như nào?
>> Bạn sẽ hối hận hết phần đời còn lại nếu không xem hết Video này. Xem ngay!
>>> MUA 1 TẶNG 1 HOẶC 1 Máy làm tỏi đen V6 CN Nhật Bản (TĂNG THÊM 30% NĂNG SUẤT CHO MỖI LỀN LÊN MEN) tại đây
>> CHÚ Ý <<