Maylamtoiden.asia chia sẻ đến bạn đọc cách làm rượu tỏi đúng cách, cho bạn bài thuốc quý tại gia mà không hề tốn kém.
Trong bếp của mỗi gia đình đều có dự trữ những nguyên liệu và gia vị cơ bản để tiện sử dụng mỗi khi cần như: hành, tỏi, bột canh, nước mắm, muối, ớt, chanh, quất … Thế nhưng, ít người biết rằng những nguyên liệu này có thể sử dụng để chữa bệnh rất thần kỳ nếu sử dụng đúng cách mà cách làm thì đa dạng và cực kỳ dễ.
Tỏi là một nguyên liệu thần kỳ như vậy. Cách làm rượu tỏi chữa bệnh đã được nhiều người biết đến và truyền tai nhau về công dụng của nó. Trong bài viết sau đây sẽ giới thiệu và hướng dẫn bạn làm rượu ngâm tỏi đúng cách nhất.
-
Chuẩn bị những vật dụng cần thiết thực hiện cách làm rượu ngâm tỏi
Nguyên liệu quan trọng nhất – Tỏi
Loại tỏi nào thì ngâm rượu được
Tất cả các loại tỏi đều có thể ngâm rượu và cách ngâm rượu tỏi đều giống nhau cả. Chính vì vậy mà bạn có thể yên tâm và không cần lo ngại nhiều về sự nguy hiểm của các loại tỏi khác nhau.
Có thể kể đến tên của một số loại tỏi như tỏi Phan Rang, tỏi Lý Sơn, tỏi hoang dã, tỏi đen, tỏi tía Phù Yên – Sơn La, tỏi Mai Châu, tỏi Kinh Môn – Hải Dương, tỏi Bắc Giang, tỏi sọc tím, tỏi sứ.
Cách làm rượu tỏi đúng cách
Phân loại tỏi
Mặc dù có rất nhiều loại tỏi như thế nhưng lại chỉ được phân gọn thành 2 loại chính như sau.
Loại tỏi cổ cứng: loại tỏi này trong 1 củ có 4 múi tỏi bên trong
Loại tỏi cổ mềm: loại tỏi này còn được gọi là tỏi cô đơn hoặc tỏi mồ côi vì nó chỉ có một múi duy nhất mà thôi.
Nên dùng loại tỏi nào để ngâm rượu là tốt nhất
Loại tỏi quý hiếm nhất được mệnh danh là ông vua của các loại tỏi đó là tỏi đen. Loại tỏi này rất đắt và cũng rất khó để tìm mua và dĩ nhiên đây cũng là loại tỏi tốt nhất. Cách làm rượu tỏi đen cần chú ý nhiều hơn.
Tuy nhiên, đa số mọi người đều sử dụng tỏi thường, mua ở địa phương gần nơi sinh sống sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Cách chọn tỏi để ngâm rượu tỏi
Chọn tỏi như thế nào ?
Hãy lựa chọn những củ tỏi chắc khỏe và không bị mối mọt bằng cách cảm nhận bằng tay và quan sát bằng mắt. Không chọn những củ bị sâu đục hay đã mọc mầm.
Nên sử dụng những củ tỏi già để ngâm rượu vì tỏi già sẽ ít mọc mầm hơn so với củ tỏi còn non.
Chuẩn bị rượu để ngâm tỏi
Sử dụng rượu nếp ngâm tỏi là tốt nhất. Tuy nhiên, ngâm rượu thường cũng không sao nhưng hãy chú ý lựa chọn nồng độ của rượu từ 40 – 45 độ.
Chuẩn bị bình đựng rượu tỏi
Cách làm rượu tỏi, ngâm rượu tỏi tốt nhất là nên dùng bình thủy tinh. Dung tích thì tùy theo nhu cầu ngâm của bạn để chọn ra cho phù hợp nhất.
>>NẾU BẠN CÒN ÔNG BÀ, CHA MẸ THÌ NÊN XEM HẾT VIDEO NÀY. XEM NGAY!
>>Xem ngay máy làm tỏi đen A6, CN Nhật Bản (MUA 1 TẶNG 1) tại đây: ĐÂY
-
Cách ngâm rượu tỏi đúng cách
Cách làm rượu tỏi, ngâm rượu tỏi thái lát hoặc giã nhuyễn
Bước 1: Hãy phơi tỏi khoảng 5 nắng ở nơi khô ráo sau đó bóc vỏ
Bước 2: Dùng loại rượu dùng để ngâm tỏi, lấy một ít để rửa qua số tỏi đã bóc
Bước 3: Thái lát tỏi từ 0.5 – 1 cm hoặc giã nhuyễn
Bước 4: Sao tỏi với lửa (Tức là: cho tỏi lên chảo nóng, đảo đều tay trong khoảng 3 phút, tránh để tỏi bị cháy)
Bước 5: Bạn cho 1 kg tỏi cùng 1,5 – 2 lít rượu vào bình để ngâm
2 ngày sau khi ngâm màu rượu sẽ hơi vàng, 2 tuần sau sẽ ngả sang màu vàng nghệ, sau 30 ngày là có thể mang ra sử dụng.
Cách ngâm rượu tỏi này được nhiều người sử dụng vì thời gian ngâm nhanh, tỏi được thái lát hoặc giã nên hoạt tính sẽ cao hơn là để nguyên tép tỏi. Ngâm rượu hay giấm mà để nguyên tép tỏi sẽ có ít tác dụng hơn là làm nát.
Khi thái mỏng hoặc nghiền nát, để tỏi dưới không khí 15 phút, không nên cho vào ngay. Dưới không khí và sự xúc tác của phân hóa tố Anilaza sẽ giúp phóng thích chất allicin có trong tỏi và làm tăng hiệu quả khi ngâm rượu.
Cách làm rượu tỏi, ngâm rượu tỏi nguyên củ
Bước 1: Hãy phơi tỏi khoảng 5 nắng ở nơi khô ráo sau đó bóc vỏ.
Bước 2: Thái lát tỏi từ 0.5 – 1 cm hoặc giã nhuyễn.
Bước 3: Sao tỏi với lửa (Tức là: cho tỏi lên chảo nóng, đảo đều tay trong khoảng 3 phút, tránh để tỏi bị cháy).
Bước 4: Bạn cho 1 kg tỏi cùng 2 lít rượu vào bình để ngâm.
Cách ngâm rượu tỏi nguyên củ giống hệt cách ngâm rượu tỏi thái lát hoặc giã nhuyễn. Khác ở chỗ là bỏ đi bước thái lát hoặc giã nhuyễn tỏi, những bước còn lại đều làm giống hệt.
Cách ngâm tỏi nguyên củ, nguyên tép tỏi này ít người sử dụng do thời gian ngâm lâu gấp đôi cách thái lát và giã nhuyễn. 60 ngày sau khi ngâm bạn mới có thể sử dụng được. Rượu nguyên củ sau khi ngâm, rượu sẽ có màu hơi ngả xanh một chút.
Đối với cả hai cách đều nên lắc bình rượu thường xuyên, cách ngày lắc 1 lần là tốt nhất.
Ngâm rượu tỏi kiểu Hàn Quốc
-
Những lưu ý khi sử dụng rượu tỏi
Thời gian dùng rượu tỏi tốt nhất
Rượu tỏi để quá lâu sẽ làm mất đi mùi vị và công dụng ban đầu của nó. Rượu tỏi tốt nhất nên sử dụng hết trong vòng 1 năm. Chính vì vậy mà bạn không nên ngâm quá nhiều rượu tỏi cùng một lúc nếu không thể ăn hết, tránh lãng phí.
Cách dùng rượu tỏi tốt nhất
- Uống 1 chén nhỏ trong bữa ăn, không quá 100 ml.
- Mỗi ngày dùng 1 – 2 lần.
Điều kiện bảo quản rượu tỏi
- Bảo quản rượu nơi khô ráo, thoáng mát
- Tránh ánh nắng trực tiếp.
- Nhiệt độ bảo quản khoảng dưới 25 độ C.
Như vậy, rượu tỏi với cách làm vô cùng đơn giản tại nhà sẽ mang lại cho bạn và gia đình những công dụng hữu ích cho sức khỏe. Hi vọng những thông tin hữu ích mà maylamtoiden.asia vừa chia sẻ sẽ giúp cho các bà nội trợ có thể tự tin ngâm cho gia đình một bình rượu tỏi đúng cách và ưng ý nhất.
>> Cách làm tỏi đen bằng máy và bằng nồi cơm điện của người Nhật như nào?
>> 12 công dụng của tỏi đen được các nhà khoa học Nhật Bản chứng minh như nào?
>> Hướng dẫn: Cách làm tỏi ngâm mật ong đơn giản nhất, khỏi bách bệnh như nào?
>> Tác dụng của tỏi đen cô đơn | Cách sử dụng tỏi đen hiệu quả
>> Bạn sẽ hối hận hết phần đời còn lại nếu không xem hết Video này. Xem ngay!
>>> MUA 1 TẶNG 1 HOẶC 1 Máy làm tỏi đen V6 CN Nhật Bản (TĂNG THÊM 30% NĂNG SUẤT CHO MỖI LỀN LÊN MEN) tại đây
>> CHÚ Ý <<